Sau một năm chứng kiến không ít bước tiến ấn tượng lẫn gây lo lắng về công nghệ, Telenor Research, bộ phận nghiên cứu của tập đoàn viễn thông Telenor Group (Na Uy), vừa đưa ra bản dự báo về bảy xu hướng công nghệ được cho là có tác động nhiều đến cách thức chúng ta tiêu dùng, kết nối và nhận thức về thế giới quanh mình trong năm mới 2019.

Deepfake

Deepfake là thuật ngữ kết hợp giữa công nghệ học máy “deep learning” và sự giả mạo “fake”. Cụ thể, đây là công nghệ dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), dùng để sản xuất hoặc chỉnh sửa nội dung video để tạo ra những nội dung không hề tồn tại trong thực tế. Năm 2019 sẽ chứng kiến sự cải tiến của những thuật toán cho phép tạo ra nội dung deepfake tiên tiến đến mức chúng ta càng thêm khó phân biệt thật – giả trong thế giới số.

Nếu có ai đó từng gặp khó trong việc phân biệt đâu là tin tức giả và thật trên mạng xã hội trong giai đoạn 2016-2018, ranh giới này sẽ càng thêm bị xóa nhòa trong năm 2019. Cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ vào năm tới và hoạt động chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ năm 2020 được cho là có nhiều khả năng dẫn đến sự ra đời của các nội dung deepfake tinh vi để thao túng và gây hiểu lầm cho công chúng.

Tin tốt là xu hướng trên cũng có thể thúc đẩy sự phát triển các công cụ và kỹ thuật pháp y truyền thông để đối phó.

Khía cạnh đạo đức của AI

Năm 2019 cũng chứng kiến các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà điều hành và nhà quản lý xem xét nghiêm túc về việc giảm thiểu nội dung deepfake trong lúc tăng cường nâng cao sự nhận thức của công chúng đối với nội dung giả này.

Năm 2019 nên là thời điểm thảo luận về khía cạnh đạo đức của trí tuệ nhân tạo (AI). Việc AI sẽ gây tác động đến gần như mọi ngành công nghiệp và xã hội nói chung không còn là vấn đề phải bàn cãi. Trong bối cảnh người sử dụng ngày càng chú ý đến sự tác động của công nghệ đối với cuộc sống mình, AI là một trong những công nghệ bị công chúng “soi” nhiều hơn trong năm 2019.

Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy các cơ quan công và tư nhân thực thi những quy tắc ứng xử mới để đảm bảo rằng AI hoạt động với các tiêu chuẩn đạo đức. Điều này nhằm bảo đảm rằng các hệ thống AI trở nên minh bạch, bảo mật và không phân biệt đối xử. Ngoài ra, cần bảo đảm có sự hiện diện của con người trong quá trình thiết kế, phát triển và ứng dụng. Riêng Ủy ban châu Âu có kế hoạch tung ta những tài liệu hướng dẫn đạo đức của AI vào giữa năm 2019 với tham vọng tạo ra một tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu cho AI.

Một số người có thể lo ngại việc tăng cường giám sát về đạo đức nói trên có thể kiềm chế sự đổi mới, sáng tạo. Dù vậy, quản trị AI (AI governance) đóng vai trò quan trọng đối với sự đổi mới, tăng trưởng và tăng tốc bền vững của AI trong lĩnh vực kinh doanh. Các hệ thống tự động này cần giải quyết vấn đề cho con người một cách an toàn, mạnh mẽ và đáng tin cậy. Những cơ cấu giám sát và quản trị AI chủ động sẽ giúp bảo đảm điều đó.

Các “hòn đảo 5G” xuất hiện

Mạng di động thế hệ 5 (5G) bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2017. Khi đó, người ta muốn biết một máy tính cách đó vài mét có thể kết nối với trạm tín hiệu chạy tần số 5G không? Đến năm 2018, chúng ta chứng kiến những ứng dụng đi tiên phong của 5G, như sử dụng máy bay không người lái 5G để phục vụ đưa tin về Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc. Vào năm 2019 sắp tới, chúng ta sẽ thấy các “ hòn đảo 5G” xuất hiện trên khắp thế giới thông qua các dự án thí điểm và cuộc thử nghiệm quy mô lớn, từ châu Âu đến Bắc Mỹ và Đông Bắc Á – kết nối các cộng đồng và mạng lưới kinh doanh được lựa chọn.

Năm 2019 cũng sẽ là năm đầu tiên các cộng đồng biết rõ về sự trải nghiệm 5G, như thị trấn Kong Kongsberg (Na Uy), một trong những nơi được chọn thí điểm công nghệ này. Dù tiêu chuẩn 5G toàn cầu chỉ được công bố vào năm 2020, nhưng năm 2019 vẫn chứng kiến các hệ sinh thái mới nổi và có thể là một số chiến dịch tiếp thị đầu tiên dựa trên 5G, như xe buýt tự lái, ti vi tích hợp 5G và phẫu thuật từ xa.

Đây không phải là kết quả dự báo xa vời khi một số nhà mạng ở Hàn Quốc vào đầu tháng 12 này chính thức thương mại hóa dịch vụ di động 5G, bước đầu hướng đến khách hàng doanh nghiệp trước khi phục vụ khách hàng cá nhân vào tháng 3-2019 một khi điện thoại thông minh hỗ trợ 5G được tung ra thị trường.

Thời đại công nghiệp 4.0

 

Năm 2019 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của hệ sinh thái diện rộng năng lượng thấp (low-power wide-area – LPWA). Công nghệ LPWA cho phép các thiết bị kết nối, như bộ cảm biến, dụng cụ đo đạt hoặc thậm chí là xe container hàng hóa “nói chuyện được” với nhau trên những khu vực địa lý rộng lớn với tốc độ dữ liệu thấp và ít tốn năng lượng.

Khi hệ sinh thái LPWA phát triển và khi các nhà phát triển đã xem xét kỹ lưỡng công nghệ của mình, các ngành công nghiệp sẽ triển khai công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) theo quy mô lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thành phố thông minh, giám sát vận chuyển và giao thông, nghề cá… Nói tóm lại, IoT sẽ có quy mô công nghiệp trong năm 2019.

Một điều trở nên rõ ràng hơn là những kiểu kết nối khác nhau sẽ phục vụ những mục đích sử dụng khác nhau, như mạng LTE cho hệ thống camera giám sát và xe cộ, LTE-M cho dịch vụ hậu cần… Dù chưa rõ công nghệ IoT nào sẽ có quy mô được mở rộng ra xa và nhanh nhất, một điều rõ ràng là các mạng IoT LPWA sẽ được chú ý nhiều hơn trong những năm tới.

Sự trỗi dậy của chatbot

Thực tế phũ phàng về mức độ khó khăn khi làm việc với chương trình tán gẫu tự động (chatbot) dựa trên văn bản đã hạn chế quy mô ứng dụng công nghệ này. Dù vậy, phiên bản chatbot được kích hoạt bằng giọng nói sẽ có tương lai tươi sáng hơn trong năm 2019 – chủ yếu trong các thiết bị gia dụng. Chúng không phải là hệ thống thông minh nhất nhưng sẽ dần được cải tiến và trở nên hữu ích hơn trong ngôi nhà mình.

Không dừng lại ở đó, năm tới sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của loại chatbot được điều khiển bằng giọng nói, dẫn đến các ứng dụng nhận biết giọng nói thông minh hơn, thực hiện tốt những kỹ năng nhất định dành riêng cho chúng.

Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị

Sự quan tâm về thời gian sử dụng thiết bị và những tác động của nó đối với người tiêu dùng sẽ gia tăng trong năm tới. Ngày càng có nhiều người tìm đến ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng thiết bị, thiết lập chế độ ban đêm và không làm phiền trên điện thoại. Các nhà phát triển cũng điều chỉnh sự trải nghiệm trên điện thoại thông minh để cho phép quản lý hiệu quả hơn thời gian sử dụng thiết bị này.

Ngoài các ứng dụng và phần mềm mới, sẽ có thêm những quy định nghiêm ngặt hơn về hạn chế chuyện sử dụng thiết bị trong các bối cảnh xã hội và công việc khác nhau. Chẳng hạn như việc không sử dụng điện thoại trong bữa ăn cùng người thân, bạn bè hoặc họp hành chắc chắn trở nên phổ biến hơn. Hơn nữa, những người quan tâm đến thời gian bỏ ra trên màn hình cá nhân có thể chọn lựa chọn kết nối đơn giản hơn – dưới dạng điện thoại nắp gập.

Chúng ta có thể thấy xu hướng mua điện thoại hai thẻ SIM, một cho điện thoại thông minh hỗ trợ dữ liệu và một cho điện thoại nắp gập truyền thống.

Công nghệ xanh bùng nổ

Nỗi lo gia tăng về tình trạng biến đổi khí hậu và sự nhận thức của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy một làn sóng công nghệ xanh thời di động, giúp mọi người sống và tiêu dùng thông minh hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như thủ đô Oslo (Na Uy) đang chứng sự mở rộng quy mô của công nghệ xanh. Sự phổ biến của các sản phẩm, dịch vụ như Too Good To Go (giúp giảm bớt tình trạng lãng phí thực phẩm),các nền tảng chia sẻ xe hơi, dịch vụ giao thức ăn bằng xe đạp, xe điện… chứng tỏ người tiêu dùng rất đón nhận công nghệ xanh, nếu không muốn nói là đang có nhu cầu về nó.

Để công nghệ xanh thêm phát triển đòi hỏi các chính sách đúng đắn của các chính phủ, sự nhiệt tình của nhà phát triển, sự chào đón của người tiêu dùng và sức ép xã hội

Năm 2019 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của hệ sinh thái diện rộng năng lượng thấp (low-power wide-area – LPWA). Công nghệ LPWA cho phép các thiết bị kết nối, như bộ cảm biến, dụng cụ đo đạt hoặc thậm chí là xe container hàng hóa “nói chuyện được” với nhau trên những khu vực địa lý rộng lớn với tốc độ dữ liệu thấp và ít tốn năng lượng.

Khi hệ sinh thái LPWA phát triển và khi các nhà phát triển đã xem xét kỹ lưỡng công nghệ của mình, các ngành công nghiệp sẽ triển khai công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) theo quy mô lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thành phố thông minh, giám sát vận chuyển và giao thông, nghề cá… Nói tóm lại, IoT sẽ có quy mô công nghiệp trong năm 2019.

Một điều trở nên rõ ràng hơn là những kiểu kết nối khác nhau sẽ phục vụ những mục đích sử dụng khác nhau, như mạng LTE cho hệ thống camera giám sát và xe cộ, LTE-M cho dịch vụ hậu cần… Dù chưa rõ công nghệ IoT nào sẽ có quy mô được mở rộng ra xa và nhanh nhất, một điều rõ ràng là các mạng IoT LPWA sẽ được chú ý nhiều hơn trong những năm tới.

Sự trỗi dậy của chatbot

Thực tế phũ phàng về mức độ khó khăn khi làm việc với chương trình tán gẫu tự động (chatbot) dựa trên văn bản đã hạn chế quy mô ứng dụng công nghệ này. Dù vậy, phiên bản chatbot được kích hoạt bằng giọng nói sẽ có tương lai tươi sáng hơn trong năm 2019 – chủ yếu trong các thiết bị gia dụng. Chúng không phải là hệ thống thông minh nhất nhưng sẽ dần được cải tiến và trở nên hữu ích hơn trong ngôi nhà mình.

Không dừng lại ở đó, năm tới sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của loại chatbot được điều khiển bằng giọng nói, dẫn đến các ứng dụng nhận biết giọng nói thông minh hơn, thực hiện tốt những kỹ năng nhất định dành riêng cho chúng.

Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị

Sự quan tâm về thời gian sử dụng thiết bị và những tác động của nó đối với người tiêu dùng sẽ gia tăng trong năm tới. Ngày càng có nhiều người tìm đến ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng thiết bị, thiết lập chế độ ban đêm và không làm phiền trên điện thoại. Các nhà phát triển cũng điều chỉnh sự trải nghiệm trên điện thoại thông minh để cho phép quản lý hiệu quả hơn thời gian sử dụng thiết bị này.

Ngoài các ứng dụng và phần mềm mới, sẽ có thêm những quy định nghiêm ngặt hơn về hạn chế chuyện sử dụng thiết bị trong các bối cảnh xã hội và công việc khác nhau. Chẳng hạn như việc không sử dụng điện thoại trong bữa ăn cùng người thân, bạn bè hoặc họp hành chắc chắn trở nên phổ biến hơn. Hơn nữa, những người quan tâm đến thời gian bỏ ra trên màn hình cá nhân có thể chọn lựa chọn kết nối đơn giản hơn – dưới dạng điện thoại nắp gập.

Chúng ta có thể thấy xu hướng mua điện thoại hai thẻ SIM, một cho điện thoại thông minh hỗ trợ dữ liệu và một cho điện thoại nắp gập truyền thống.

Công nghệ xanh bùng nổ

Nỗi lo gia tăng về tình trạng biến đổi khí hậu và sự nhận thức của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy một làn sóng công nghệ xanh thời di động, giúp mọi người sống và tiêu dùng thông minh hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như thủ đô Oslo (Na Uy) đang chứng sự mở rộng quy mô của công nghệ xanh. Sự phổ biến của các sản phẩm, dịch vụ như Too Good To Go (giúp giảm bớt tình trạng lãng phí thực phẩm),các nền tảng chia sẻ xe hơi, dịch vụ giao thức ăn bằng xe đạp, xe điện… chứng tỏ người tiêu dùng rất đón nhận công nghệ xanh, nếu không muốn nói là đang có nhu cầu về nó.

Để công nghệ xanh thêm phát triển đòi hỏi các chính sách đúng đắn của các chính phủ, sự nhiệt tình của nhà phát triển, sự chào đón của người tiêu dùng và sức ép xã hội